5 kỹ năng tổ chức sự kiện cần thiết cho người mới bắt đầu

5 kỹ năng tổ chức sự kiện cần thiết cho người mới bắt đầu

01-09-2022

Ngoài những kiến thức ở trường lớp, kỹ năng tổ chức sự kiện là nhân tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của bạn.

1. Kỹ năng sáng tạo

Tất cả sự vật, hiện tượng đều có thể trở thành ý tưởng các chương trình sự kiện thông qua đầu óc sáng tạo. Tư duy sáng tạo hình thành kỹ năng của người làm tổ chức sự kiện, từ việc nung nấu ý tưởng, xây dựng kịch bản, điều phối hoạt động triển khai chiến dịch… Kiểu tư duy mới mẻ mở ra cơ hội phát triển.

Việc sản sinh ý tưởng đã khó, nắm bắt và triển khai chúng thành các chiến dịch truyền thông còn khó hơn. Chưa kể, tính chất mỗi ngành nghề là riêng biệt.

Nhiều người nhận định sáng tạo là giá trị cốt lõi của người làm tổ chức sự kiện. Thực chất, quan điểm trên không sai, nhưng chưa hoàn toàn thuyết phục. Bởi “cây tổ chức sự kiện” còn phụ thuộc vào nhiều kỹ năng khác.

2. Kỹ năng giao tiếp

Bạn chỉ có thể truyền tải ý tưởng cuốn hút hay xử lý vấn đề chuyên nghiệp nếu đạt khả năng giao tiếp tốt.

Diễn đạt chuyên nghiệp không chỉ tạo thiện cảm người đối diện, còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác. Bất kỳ ngành nghề nào, việc mở rộng mạng lưới xã hội luôn lợi thế đưa bạn đến đỉnh cao sự nghiệp. Và nghề tổ chức sự kiện cũng không ngoại lệ.

Yêu cầu của ngành tổ chức sự kiện đòi hỏi bạn phải là người biết lắng nghe và kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân. Trau chuốt về phong cách diễn đạt qua lời nói, cử chỉ hành vi. Đừng lo lắng, những kỹ năng này hoàn toàn có thể có được qua quá trình học hỏi.

Xem thêm: 5 kiểu tư duy người làm sự kiện chuyên nghiệp

3. Kỹ năng quản lý thời gian

Không giống như những ngành nghề khác, tính chất công việc người làm sự kiện luôn linh động. Hơn nữa, checklist công việc cực kỳ phức tạp. Bằng kỹ năng quản lý thời gian khoa học, bạn không phải “đầu tắt mặt tối”.

Để hoàn thành hạng mục trên, kế hoạch cần phác thảo theo từng mốc thời gian cụ thể. Ngay cả khi dự án chỉ “chởm nở”. Ở bạn luôn được yêu cầu cao về tính sáng tạo và sự tỉ mỉ. Bởi sai số dù là nhỏ nhất, cái giá phải trả vẫn rất đắt.

4. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Với cường độ công việc nặng, tính chất công việc triển khai gấp rút, quản lý cảm xúc là điều cần để giữ trạng thái thăng bằng. Chỉ khi đó, cảm xúc căng thẳng hay stress mới bị đánh bại.

Trí tuệ thông minh cảm xúc không đề cao thái độ cứng nhắc. Đổi lại, một thái độ mềm mỏng sẽ giúp nhân sự tổ chức sự kiện đạt hiệu quả cao trong công việc.

5. Kỹ năng làm việc nhóm & Kỹ năng làm việc độc lập

Tại sao người tổ chức sự kiện lại đòi hỏi 2 kỹ năng có vẻ trái ngược nhau trong cùng một yêu cầu? Nguyên nhân vì chúng luôn song hành và bổ trợ nhau.

Tham khảo: 7 bước lên kế hoạch tổ chức sự kiện đảm bảo thành công

Kỹ năng hợp tác cùng phát triển (hay còn được gọi là kỹ năng làm việc nhóm). Kỹ năng đề cao tinh thần hợp tác của tập thể. Trong khi đó, kỹ năng làm việc độc lập đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân. Chỉ khi bạn tự giác và có trách nhiệm với chính bản thân, tỷ lệ hợp tác thành công sẽ được cải thiện đáng kể.

Hầu hết các kỹ năng của người tổ chức sự kiện trên đều có thể được tích lũy thông qua quá trình học tập và trau dồi không ngừng. Một niềm đam mê đầy nhiệt huyết cùng thái độ tích cực, chủ động học hỏi không ngừng sẽ đưa bạn đến bước tiến xa hơn trong sự nghiệp.

DMCA.com Protection Status