COMBO – Giải pháp phát triển sản phẩm mới

COMBO – Giải pháp phát triển sản phẩm mới

20-07-2020

Nhiều doanh nghiệp startup chưa đầu tư có chuẩn mực vào xây dựng nhãn hiệu vì cho rằng chúng phức tạp và tốn kém. Trong khi, các chuyên gia tiếp thị đưa ra lời khuyên cảnh báo rằng doanh nghiệp trẻ phải xem xây dựng nhãn hiệu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định sự sống còn của tổ chức. Doanh nghiệp có thể sở hữu một sản phẩm ưu việt, thậm chí đi tiên phong nhờ tính sáng tạo. Nhưng nếu có giải pháp phát triển sản phẩm mới, tất cả đều vô nghĩa.

1. Giá trị khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ

Không ít doanh nghiệp mới thành lập gặp khó khăn trong tìm kiếm nguồn vốn đầu tư hay tiếp cận khách hàng tiềm năng. Mục đích cốt lõi của chiến lược xây dựng nhãn hiệu chính là định vị cho nhãn hiệu, thể hiện khác biệt về cơ bản so với những gì đã và đang có trên thị trường.

2. Xây dựng nhãn hiệu và tiếp thị

Hoạt động tiếp thị không đơn thuần chỉ là việc cố gắng xây dựng nhãn hiệu. Trên thực tế, đây là hai vấn đề khác nhau, song liên quan mật thiết với nhau. Phát triển các giải pháp phát triển sản phẩm mới là xác định những giá trị cốt lõi doanh nghiệp muốn đem đến cho thị trường. Tiếp thị lại là quá trình chuyển tải thông điệp nhất định đến khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông.

Chiến lược quảng bá sản phẩm chính là kim chỉ nam định hướng mọi hoạt động, chương trình, kế hoạch tiếp thị. Những hoạt động này sẽ chẳng có tác dụng nếu không căn cứ trên những giá trị cốt lõi của nhãn hiệu. 

Để xây dựng một chiến lược phù hợp, doanh nghiệp cần có hiểu biết nhất định về khách hàng và thị trường mục tiêu, bên cạnh việc vận dụng cả tư duy sáng tạo. Trái lại để làm tiếp thị hiệu quả, thứ mà doanh nghiệp cần nhất là vốn. Càng có nhiều vốn, doanh nghiệp càng có thể sử dụng nhiều kênh truyền thông và quảng bá khác nhau.

3. Các bước xây dựng một nhãn hiệu

Để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, chiến lược phát triển sản phẩm mới là tài nguyên quan trọng của doanh nghiệp.

“Đứng im là tụt hậu”, bởi nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng biến đổi không ngừng qua các năm. Đòi hỏi các nhà làm marketing cần có biện pháp thích ứng tức thời, tránh trường hợp bị động.

3.1 Hình thành ý tưởng

Ý tưởng phát triển sản phẩm mới chắc chắn phải bắt nguồn từ sự biến đổi trong insights khách hàng. Bạn có thể tham khảo thêm một số nguồn ý tưởng đến từ:

◼️ Khách hàng

Quan sát cách khách hàng đánh giá và lựa chọn sản phẩm, tất tần tật vấn đề họ gặp phải… thông qua phiếu khảo sát, email, tương tác mạng xã hội, đánh giá trực tiếp tại quầy. Chúng hỗ trợ đắc lực cho bạn khi cần thu thập thông tin.

◼️ Nguồn thông tin nội bộ

Ý tưởng ra mắt sản phẩm mới đến từ bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) đề xuất. Một số trường hợp, đội ngũ bán hàng – đối tượng tiếp xúc trực tiếp, hiểu rõ mong muốn của khách hàng có thể phát triển ý tưởng mới cho sản phẩm.

◼️ Đối thủ cạnh tranh

Từ việc phân tích và nghiên cứu các chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh, xu hướng phát triển sản phẩm mới doanh nghiệp có thể thống kê một số thông tin hữu ích.

◼️ Bên thứ ba

Các nhà làm marketing có thể tìm kiếm ý tưởng từ báo cáo dữ liệu…của các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, đối tác.

◼️ Thông tin thứ cấp

Nhận biết được xu hướng tìm kiếm được quan tâm, nhận xét, đánh giá, phản hồi nhiều nhất, ý tưởng có thể đến từ nguồn này.

3.2 Lựa chọn ý tưởng

Một số tiêu chí đánh giá mức độ khả thi của ý tưởng:

◼️ Độ “mới” trong ý tưởng

Đã có đối thủ nào thực hiện hay chưa? So với sản phẩm hiện hành trên thị trường, điều gì làm nên sự khác biệt cho thương hiệu của bạn?

◼️ Mức độ thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng

Cân nhắc ý tưởng có thực sự mang lại giá trị cho người dùng hay không? Khách hàng mục tiêu liệu có hài lòng với màu sắc, tính năng…?

◼️ Ưu thế cạnh tranh so với đối thủ

Mức độ cạnh tranh như thế nào? Khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm của đối thủ hay không?

◼️ Mức độ khả thi

Doanh nghiệp có đủ nguồn lực (tài chính, nhân lực…) biến ý tưởng này thành hiện thực? 

◼️ Mức độ phù hợp của ý tưởng

Đề xuất mới có phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp? Có phù hợp với chiến lược định vị thương hiệu?

Từ việc đối chiếu với những tiêu chí trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn được ý tưởng cho chiến lược sản phẩm mới độc đáo nhất, khả thi nhất.

3.3 Soạn thảo và thẩm định dự án

Sau khi đã lựa chọn được ý tưởng phát triển sản phẩm mới, các nhà kinh doanh cần xây dựng bản dự án chi tiết để đưa ra thẩm định. Dự án gồm phương án sản xuất và kinh doanh, số liệu xác định tính khả thi của sản phẩm sẽ ra mắt.

Bản dự án cần đảm bảo các thông tin:

◾️ Tham số và đặc tính sản phẩm.

◾️ Chi phí nguyên vật liệu.

◾️ Tổng chi phí sản xuất.

◾️ Năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

◾️ Thống kê các nguồn lực như: máy móc, nhân lực, marketing…

◾️ Dự báo lượng tiêu thụ.

◾️ Phân tích điểm hòa vốn.

◾️ Khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp.

3.4 Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm

Doanh nghiệp cần làm rõ các vấn đề sau:

◾️ Mục tiêu Marketing cho từng giai đoạn: Giai đoạn ra mắt, phát triển, chín muồi và suy thoái.

◾️ Thị trường mục tiêu: quy mô thị trường, cơ cấu thị trường, các yếu tố về văn hóa, chính trị, xã hội…

◾️ Khách hàng tiềm năng: đặc điểm hành vi, thói quen mua hàng; các thông tin về nghề nghiệp, thu nhập, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân…

◾️ Chiến lược định vị sản phẩm

◾️ Thiết lập cơ cấu giá bán cho sản phẩm

◾️ Xây dựng hệ thống kênh phân phối

◾️ Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

◾️ Dự toán chi phí marketing

◾️ Dự toán doanh số

◾️ Xây dựng kế hoạch mở rộng sản phẩm

3.5  Thử nghiệm sản phẩm

Lưu ý trong giai đoạn thiết kế sản phẩm:

◾️ Mẫu mã sản phẩm (hình dáng, bao bì,…): Từ ý tưởng đi đến hiện thực là cả một con đường dài. Đừng chỉ tập trung vào chất lượng tính năng mà bỏ qua hình dáng quy cách.

◾️ Bao bì chính là “đại sứ thường trực” của thương hiệu, là “nhân viên bán hàng” tiếp xúc đầu tiên với đối tượng tiềm năng.

◾️ Qua hình ảnh đồ họa, màu sắc…trên bao bì, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp truyền thông đến khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Thử nghiệm sản phẩm mới cần lưu ý:

Trước khi triển khai phân phối sản phẩm, nhà làm marketing cần tiến hành thử nghiệm sản phẩm mới. Lúc này, doanh nghiệp sẽ đánh giá khách quan mức độ chấp nhận của thị trường.

◾️ Nếu sản phẩm còn tồn đọng một số đặc điểm khiến khách hàng chưa hài lòng, Marketers cần có kế hoạch cải tiến và hoàn thiện tốt nhất.

◾️ Nếu sản phẩm bị thị trường “ngó lơ”, doanh nghiệp sẽ phải cần lựa chọn ý tưởng khác hoặc thực hiện nghiên cứu lại chiến lược ra mắt của mình.

3.6 Triển khai sản xuất tung ra thị trường

Để việc đưa sản phẩm mới ra thị trường có hiệu quả, doanh nghiệp cần xem xét:

◼️ Thời điểm tung sản phẩm

Trước đó có sản phẩm mới nào được đưa ra thị trường? Thời điểm ra mắt có đáp ứng nhu cầu khách hàng? 

◼️ Tung sản phẩm mới ra thị trường

Địa điểm giới thiệu sản phẩm? Mức độ thuận lợi khi thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu, giới truyền thông?

◼️ Chiến lược Marketing

Tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm; thực hiện các giải pháp truyền thông sản phẩm mới; phủ sóng nhãn hiệu; xây dựng hệ thống kênh phân phối rộng khắp… là những gì bạn nên làm.

◼️ Lựa chọn kênh truyền thông

Tùy từng nhóm khách hàng mục tiêu và đặc tính sản phẩm, nhà làm marketing lựa chọn kênh truyền thông khác nhau. Nếu đối tượng là giới trẻ, sử dụng kênh tiếp thị qua mạng xã hội, internet là đầu tư tuyệt vời.

Truy lùng giải pháp phát triển sản phẩm mới chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Đây là một hạng mục đầy tính rủi ro và thách thức, cần sự kết hợp giữa doanh nghiệp và các bên liên quan. Đặc biệt là đối tác giúp doanh nghiệp hoạch định những bước đi đúng đắn nhất. Và Hai Tư Giờ chính là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

4. Liên hệ tư vấn miễn phí tại Haitugio

Quý khách hàng có thể liên hệ tư vấn miễn phí với Haitugio theo 2 cách sau:

☎️ Hotline: 0776 692 979

📧 Hoặc email: tunguyen24h@gmail.com

DMCA.com Protection Status