- Đảm bảo chất lượng
- Chi phí hợp lý
- Tiện lợi nhanh chóng
14-08-2023
Ngay từ khi ra mắt, công nghệ in offset đã chứng tỏ được nhiều điểm mạnh ưu việt. Nó nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với nhu cầu in ấn ngày càng lớn. Hãy cùng tìm hiểu in Offset là gì để hiểu hơn về công nghệ in này qua bài dưới đây bạn nhé!
Mục lục nội dung
In offset là một kỹ thuật in đặc biệt sử dụng lực ép các tấm đệm cao su offset đã được in mực trước đó để in lên giấy. Giúp chế tối đa hiện tượng loang mực, dính nước như khi sử dụng thạch bản. Chất lượng thành phẩm sau khi in tốt và ổn định hơn so với các kỹ thuật truyền thống.
Hiện nay, in offset là kỹ thuật được ưa chuộng và sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực in. Phù hợp nhu cầu in số lượng lớn nhằm giảm tải thời gian và tiết kiệm chi phí hơn khi in kỹ thuật số.
In offset là kỹ thuật in gián tiếp thay vì trực tiếp như nhiều phương pháp khác. Vì vậy sẽ cho ra các bản in có chất lượng gần như ngang nhau. Chúng ta chỉ tốn công cho bước đầu dựng bản in. Sau đó toàn bộ quy trình gần như tự động hoá. Tốc độ in của công nghệ in offset gần như chưa có đối thủ.
Nguyên lý của kỹ thuật in offset là phương pháp in phẳng. Nội dung thông tin cần in được thể hiện đầy đủ trên bản in có tính quang hóa. Giúp tạo ra những phần tử in bắt mực, phần tử không in bắt nước. Cần đặc biệt chú ý mặt in cũng như phương in khi đặt tờ in lên khuôn in.
Sau khi quy trình in hoàn tất, doanh nghiệp có thể chọn gia công sau in theo nhiều thủ thuật. Chẳng hạn như: cán màng bóng/màng mờ giúp sản phẩm mịn và bền hơn. Cấn bế decal (đối với những sản phẩm tem nhãn decal). Sau khi in xong được cắt rời thành từng tem nhỏ, phủ UV hoặc ép kim gia công.
>> Xem thêm: In tờ rơi bằng phương pháp in offset giá rẻ chất lượng
Nhân vô thập toàn, công nghệ in offset có thể xem là dẫn đầu ngành in ấn khi xét ở nhiều khía cạnh. Nhưng nó cũng tồn tại những khuyết điểm cần cải thiện:
Kỹ thuật in offset cho chất lượng hình ảnh cao và rõ nét hơn. Bởi vì hệ thống bánh răng in bằng cao su có tính đàn hồi thích hợp với kết cấu của bề mặt vật liệu in. Đồng thời nguyên lý là mực không phải in trực tiếp lên giấy mà in gián tiếp qua tấm offset. Do đó sản phẩm giữ được nguyên vẹn màu sắc vốn có và gần như không bị lem mờ trong quá trình in.
Có thể áp dụng kỹ thuật in offset trên nhiều bề mặt và chất liệu khác nhau. Cân được từ bề mặt phẳng mịn, trơn nhẵn đến bề mặt gồ ghề, sần sùi. Bên cạnh đó, in offset còn được ứng dụng in trên các chất liệu từ giấy, bìa cứng, gỗ.
Do không phải tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần in nên tuổi thọ của bản in sẽ được kéo dài hơn. Trong khi đó, công nghệ hiện đại với các công đoạn đều được vận hành tự động giúp đẩy nhanh tiến độ thi công. Ưu thế này khá phù hợp với việc sản xuất số lượng lớn. Vì số lượng càng nhiều giá thành càng giảm đi.
In offset không phù hợp với số lượng ít, quy mô nhỏ. Bởi việc chuẩn bị bước ban đầu là rất kỳ công và tốn kém. Mọi khâu đều cần được kiểm tra kỹ lưỡng, từ bản thiết kế đến setup màu. Chỉ cần một sai lệch nhỏ cũng dẫn đến kết quả không mong muốn và làm chậm trễ thời gian hoàn thành.
Tuy linh hoạt là thế nhưng in offset chắc chắn vẫn bị hạn chế ở một số bề mặt và chất liệu quá thách thức nó. Do bước làm khuôn mẫu phức tạp và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên nhược điểm này cũng chính là ưu điểm nếu như cần in với quy mô lớn.
>> Xem thêm: In kỹ thuật số là gì? Đặc điểm của phương pháp in kỹ thuật số
Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng trong quy trình in offset. Hình ảnh của bản thiết kế chính là hình ảnh mà bạn muốn có được ở thành phẩm. Do đó cần hết sức tỉ mỉ và cẩn trọng ở bước này.
Sau khi đã có bản thiết kế hoàn chỉnh, output film chính là bước quan trọng tiếp theo. Đối với bản in có chứa hình ảnh, cần làm thành 4 tấm phim là bốn lớp màu cơ bản CMYK. Trong đó: C là Cyan, M là Magenta, Y là Yellow, K là Black. Những lớp màu cơ bản này khi kết hợp với nhau bằng những thông số nhất định sẽ cho ra màu sắc mong muốn.
Khi đã có được 4 tấm film thì bước tiếp theo chính là mang phơi chúng lên bản kẽm. Máy phơi kẽm sẽ thực hiện công việc là sao chép lại hình ảnh của từng tấm phim và tái hiện lên từng bản kẽm.
Sau khi đã có 4 tấm kẽm, thợ in sẽ tiến hành in theo từng màu một. Bước này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật và kinh nghiệm của người thợ in. Thứ tự các bản kẽm chồng lên nhau sẽ quyết định chất lượng màu sắc khi thành phẩm. Họ sẽ lựa chọn 1 trong 4 bản kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset. Tiếp đó là lựa chọn loại mực tương ứng với màu bản kẽm rồi tiến hành in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in.
Quy trình này sẽ được thực hiện cho tới khi chạy xong hết số lượng cần in. Sau đó, thợ in sẽ tháo bản kẽm ra, vệ sinh, lắp ghép bản kẽm mới vào, đồng thời cho giấy đã in màu mới in vào và lặp lại quy trình in. Cứ thực hiện như vậy cho cả 4 bản kẽm.
Bước gia công sau in giúp tạo ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng. Bạn có thể chọn phương pháp gia công cán mờ hoặc cán bóng tùy thích. Sau đó là cắt xén, giúp loại bỏ những phần thừa làm cho sản phẩm vuông vắn đẹp mắt hơn.
>> Xem thêm: Các kỹ thuật gia công sau in Offet được sử dụng nhiều nhất
Trước mỗi kế hoạch in ấn một vật phẩm nào đó, chúng ta sẽ thường cân nhắc để chọn phương pháp in ấn phù hợp. Giữa in kỹ thuật số hay in offset đều cho chất lượng thành phẩm như nhau. Tuy nhiên với quy mô nhỏ bạn không nên chọn in offset. Bởi vì bước đầu của quy trình in offset khá phức tạp và tốn kém.
Công nghệ in offset sử dụng hệ 4 màu cơ bản CMYK. Từ 4 màu này, chúng ta sẽ pha trộn theo nhiều thông số tỉ lệ khác nhau để cho ra những màu sắc theo ý muốn. Người in cần nắm rõ nguyên lý kết hợp các màu để thực hiện một cách chính xác.
Trong kỹ thuật in offset, tay nghề của kỹ thuật viên hay thợ in là yếu tố cực kỳ quan trọng. Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Việc chồng thứ tự màu thể hiện kinh nghiệm và sự khéo léo của người thợ. Nếu biết cách chồng màu, thành phẩm sẽ cho ra màu sắc giống hệt với bản thiết kế gốc.
Để đảm bảo cho sự ra đời của một thành phẩm ưng ý, các kỹ thuật viên hay thợ in có thể chạy thử qua các bản nháp trước khi in. Trước mỗi quy trình in offset, xưởng in nên chuẩn bị thêm một lượng giấy in bản nháp để trừ hao.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của in offset. Chẳng hạn độ dày của mực in trên giấy, độ lớn điểm tram và độ chồng của mực (liên quan trực tiếp đến thứ tự chồng màu).
Kỹ thuật in offset có thể được ứng dụng để in ấn trên rất nhiều chất liệu giấy khác nhau. Chẳng hạn như giấy couche, giấy ivory, giấy kraft. Hay thậm chí trên cả giấy mỹ thuật, giấy nhựa v.v.
Công nghệ in offset thường được sử dụng để in ấn các ấn phẩm như:
Ngoài ra, in offset còn đã và đang ứng dụng in trên các bề mặt khó hơn như gỗ, men, sứ, vải mà vẫn cho chất lượng in tốt.
Kết:
Ngành công nghiệp in ấn ngày càng phát triển cho ra đời thêm nhiều kỹ thuật in hiện đại và ưu việt hơn. Phương pháp mới hay cũ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng của nó. Mỗi dự án cần cân nhắc phương án thích hợp để tiết kiệm chi phí. Mục đích cốt lõi vẫn là mang lại chất lượng cao nhất. Hy vọng những chia sẻ của Haitugio sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về in offset là gì?
26-11-2024